Chào mừng bạn đến với SanBatDongSan.Website! Chúng tôi là nhóm môi giới bất động sản đầy nhiệt huyết và chuyên nghiệp. Trang web của chúng tôi mang đến cho bạn sự thuận tiện và lựa chọn đa dạng trong việc tìm mua, bán và cho thuê bất động sản. Với danh sách rộng lớn, thông tin chi tiết và tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện giao dịch một cách dễ dàng và hiệu quả. Cùng chúng tôi trải nghiệm thế giới bất động sản đa dạng! Trân trọng, Nhóm môi giới bất động sản SanBatDongSan.Website
Website Sàn Bất Động Sản
Tin Tức Thị Trường

Đồng Nai: Thị trường bất động sản đang chờ thời

Đinh Oanh –  Thứ bảy, 02/12/2023 13:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững. Nhưng thị trường BĐS vẫn ảm đạm dù nhiều chủ dự án khu dân cư, khu đô thị liên tục tung ra các chương trình giảm giá.

Thị trường BĐS hiện tại đang trầm lắng và chưa thấy dấu hiệu của sự phục hồi từ giữa năm 2020 đến nay. Tình hình kinh tế khó khăn khiến cho các nhà đầu tư BĐS chuyển hướng đầu tư vào các kênh an toàn hơn. Do đó, thị trường chủ yếu tập trung vào các giao dịch có nhu cầu thực sự về nhà đất.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sơn An, ông Nguyễn Khắc Sơn, nhận định rằng thị trường BĐS tại Đồng Nai vẫn đang trầm lắng, trừ nhà ở xã hội. Thời gian qua, các hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai sửa đổi để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và người mua nhà. Các luật trên được thông qua và có hiệu lực sẽ giúp thị trường BĐS phục hồi nhanh hơn.

Trong khi đó, theo Trưởng văn phòng nhà đất Võ Gia Phát, giao dịch BĐS có dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2022, đặc biệt là trong phân khúc giá trị thấp dưới 1 tỷ đồng. Giao dịch đất nền và đất lô chiếm hơn 90%, trong khi đất nông nghiệp và nhà dự án có giá trị lớn vẫn ít người mua, dù giá đã giảm 20-30%.

Hiệp hội BĐS Đồng Nai ghi nhận số người tìm mua BĐS giảm 33% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Khó khăn về tín dụng và sản phẩm BĐS chủ yếu ở phân khúc cao cấp và trung bình, trong khi nhu cầu chủ yếu nằm ở phân khúc giá rẻ.

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng thị trường có thể trở nên sôi động hơn từ nửa cuối năm 2024 theo đà phục hồi kinh tế.

Trưởng văn phòng giao dịch BĐS Hoàng Phát, ông Hoàng Văn Khánh, nhấn mạnh rằng năm 2024, sự hồi phục của thị trường có thể được thúc đẩy thông qua việc triển khai các dự án giao thông và kết nối sân bay, cũng như việc thành lập khu công nghiệp.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn An, ông Nguyễn Khắc Sơn, cho rằng Đồng Nai vẫn nổi bật ở phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp. Việc Chính phủ ban hành quyết định về thủ tục đầu tư nhà ở xã hội cũng là một động thái tích cực cho thị trường BĐS giá rẻ của tỉnh.

Tổng hợp ý kiến của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, có vẻ như sự phục hồi của thị trường BĐS còn phụ thuộc nhiều vào việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý và tăng cường hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội. Cần sớm thông qua các luật định mới để kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường trong bối cảnh khó khăn hiện tại.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Nghệ An tìm kiếm nhà đầu tư khu nhà ở

Hoài Thu –  Thứ sáu, 01/12/2023 16:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã có thông báo mời quan tâm đối với Dự án Khu nhà ở tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu.

Theo thông báo mời nhà đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, dự án nhà ở tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu có tổng diện tích sử dụng đất là 7,41 ha. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án 296,87 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 18,723 tỷ đồng.

Sản phẩm dịch vụ cung cấp bao gồm: nhà ở thấp tầng khoảng 110 căn, xây thô và hoàn thiện mặt ngoài với tổng diện tích 1,34ha; nhà văn hóa cao 1 tầng với diện tích đất 700 m2; trường mầm non cao 2 tầng, diện tích đất 0,13ha; hệ thống cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án trước 8 giờ ngày 29/12/2023.

Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định cho phép gia hạn tiến độ thực hiện dự án đối với 33 dự án. Trong đó, gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng đối với 21 dự án; gia hạn 18 tháng đối với 1 dự án; gia hạn 15 tháng đối với 3 dự án; gia hạn 12 tháng đối với 7 dự án và gia hạn 3 tháng đối với 1 dự án.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Chấp thuận chủ trương đầu tư khu dân cư hơn

Hoài Thu –  Thứ sáu, 01/12/2023 20:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Đắk Nông đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Tổ 5, phường Nghĩa Trung (tên thương mại là Dự án Gia Nghĩa Golden Valley) do Công ty cổ phần bất động sản Gia Nghĩa đề xuất.

Dự án được triển khai xây dựng tại tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (TP Gia Nghĩa), quy mô sử dụng đất hơn 8ha, tổng mức đầu tư hơn 880 tỷ đồng. Theo kế hoạch, sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý III/2027.

Mục tiêu đầu tư dự án là tạo lập khu dân cư trong đô thị Gia Nghĩa, giải quyết nhu cầu nhà ở cho khoảng 1.140 người dân trên địa bàn với số lượng khoảng 274 căn nhà. Trong đó, có 64 căn nhà ở xã hội để phục vụ cho các đối tượng liên quan.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục về bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, đất đai, môi trường xây dựng phù hợp với loại hình, hạng mục công trình xây dựng và các quy định khác có liên quan. Chỉ được triển khai đầu tư xây dựng dự án khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện theo tiến độ dự án đã đăng ký.

Đồng thời, triển khai thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Trường hợp thực hiện không đúng tiến độ mà không có lý do khách quan chính đáng hoặc không chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai dự án, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ chấm dứt hoạt động dự án, mọi phí tổn nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm.

UBND tỉnh Đắk Nông cũng giao các sở, ngành và địa phương liên quan có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục pháp lý trong suốt quá trình triển khai dự án. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sát dự án theo quy định của pháp luật và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nếu có.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Đắk Lắk: Nhiều chính sách ưu đãi xây nhà ở

PV –  Thứ sáu, 01/12/2023 02:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh Đắk Lắk đang tích cực thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là để khuyến khích nguồn lực xã hội tham gia. Tỉnh sẽ áp dụng nhiều ưu đãi cho các chủ đầu tư, như miễn tiền sử dụng đất và tiền thuê đất…

Lãnh đạo Sở Xây dựng Đắk Lắk cho biết, tĩnh đã chỉ đạo và hoàn thiện chính sách, điều kiện hỗ trợ, và ưu đãi nhằm thúc đẩy người lao động trong việc mua nhà ở xã hội. Đồng thời, tỉnh cũng tập trung vào việc thu hút và vận động các chủ đầu tư tham gia dự án đô thị, tổ chức giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng các công trình.

Tỉnh Đắk Lắk đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp và chính sách ưu đãi để thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động trên địa bàn.

Chủ trương chung của tỉnh là thực hiện ba hình thức đầu tư cho nhà ở xã hội, bao gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước; từ doanh nghiệp và hợp tác xã; từ hộ gia đình và cá nhân bỏ vốn. Sở Xây dựng Đắk Lắk đang tiến hành các bước để hoàn thiện chính sách, đồng thời vận động đầu tư và theo dõi tiến độ các công trình nhà ở xã hội.

Đáng chú ý, Sở cũng đã phối hợp với các chủ dự án đô thị để áp dụng 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng để xây dựng nhà ở xã hội. Điều này giúp khuyến khích các dự án triển khai đúng tiến độ, nâng cao chất lượng nhà ở xã hội và cấu trúc giá thành hợp lý để người lao động có thu nhập thấp cũng có thể mua được nhà ở.

Nhằm khuyến khích nguồn lực xã hội, Nhà nước sẽ ưu đãi các chủ đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, bao gồm miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn giảm thuế và hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình đăng ký mua nhà ở xã hội, Sở Xây dựng sẽ hướng dẫn chủ đầu tư tập hợp thông tin và danh sách người lao động có nhu cầu, đồng thời tiến hành đánh giá để chọn lựa các đối tượng phù hợp với yêu cầu và điều kiện mua nhà ở xã hội. Các đối tượng ưu tiên bao gồm công nhân đang làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp được ưu tiên xem xét, cùng với các đối tượng chính sách xã hội và người lao động trên địa bàn.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Dừng thực hiện dự án ở hai dự án “Đất

Hạnh Vân –  Thứ sáu, 01/12/2023 02:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư Dự án công trình chức năng hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại ô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương.

Theo Báo cáo số 3405/UBND-TH ngày 13/10/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc trả lời kiến nghị của cử tri quận Cầu Giấy liên quan tới tiến độ thực hiện dự án tại 02 ô “đất vàng” N14, N15 trên đường Lê Văn Lương.

Cụ thể, hai ô đất này có tổng diện tích hơn 12.500 m2, được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 11/08/2016. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình chức năng hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Louis làm chủ đầu tư. Tuy nhiên quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án có phát sinh đơn thư phải xem xét giải quyết.

Hai ô đất N14, N15 ngay chân cầu vượt Lê Văn Lương

Căn cứ báo cáo của thanh tra thành phố về xem xét giải quyết đơn thư, tháng 2/2020, UBND thành phố đã có chỉ đạo về việc dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án. Về việc xử lý các nội dung tồn tại của dự án, thành phố đã giao các sở, ngành rà soát quy định hiện hành để tham mưu đề xuất hướng xử lý, giải quyết.

Đáng nói ở chỗ, từ năm 2018, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài phản ánh hàng loạt dấu hiệu vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án này như: việc nhà nước đứng ra thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện dự án thương mại có phù hợp quy định pháp luật về đất đai hay không? Nhà nước nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng vì phải bố trí tái định cư khi thu hồi đất cho một dự án thương mại? …

Năm 2009, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản giao công ty cổ phần đầu tư khai thác và kinh doanh Hà Nội (một công ty thành viên của Handico – công ty trực thuộc UBND TP. Hà Nội) làm chủ đầu tư, lập dự án công trình chức năng hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại ô đất 5.1 – NO và 5.5 – NO (sau được đánh kí hiệu thành N14, N15).

Ngày 10/6/2016, UBND TP. Hà Nội tiếp tục có văn bản 3011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết cải tạo, chỉnh trang hai bên tuyến đường Lê Văn Lương. Tại quyết định này, hai ô đất 5.1 – NO và 5.5 – NO được đánh kí hiệu thành N14, N15 và tiếp tục giao cho công ty cổ phần đầu tư khai thác và kinh doanh Hà Nội tiếp tục làm chủ đầu tư. Ấy nhưng chỉ hai tháng sau đó, ngày 11/08/2016, UBND TP. Hà Nội lại có văn bản chấp thuận cho công ty cổ phần đầu tư thương mại Louis (công ty Louis) làm chủ đầu tư dự án.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Hà Nội hướng đến mục tiêu 100% khu công nghiệp

Tuệ Nhi –  Thứ tư, 29/11/2023 13:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.

Đó là mục tiêu tại Kế hoạch triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố, do UBND TP. Hà Nội vừa mới ban hành.

Theo đó, thành phố phấn đấu 100% các KCN được xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, thành phố thực hiện rà soát, chỉnh trang, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn. Việc chỉnh trang cần phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan tại KCN và sự phát triển chung của khu vực; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng môi trường làm việc của doanh nghiệp, cuộc sống của người lao động trong KCN.

Theo kế hoạch, hạng mục chỉnh trang các KCN sẽ bao gồm rà soát, triển khai xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài hàng rào KCN, cải tạo xây dựng hạ tầng đồng bộ và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhà ở cho công nhân lao động.

Việc rà soát, chỉnh trang xây dựng hạ tầng các KCN được thực hiện hàng năm. Thành phố phấn đấu đến năm 2030 các KCN sẽ được xây dựng đồng bộ, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Ngoài ra, đến năm 2025, thành phố phấn đấu xây dựng thêm được 1 đến 2 khu nhà ở công nhân cho các KCN đang hoạt động. Đến năm 2030, toàn bộ các KCN của thành phố có nhà ở cho công nhân lao động kèm theo các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của công nhân lao động trong các KCN.

Hiện nay, trong số 10 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 1.300ha có 9 khu công nghiệp đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng (tỷ lệ lấp đầy 100%), 1 khu công nghiệp đang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và tích cực thu hút dự án đầu tư.

Song, tại 10 khu công nghiệp này mới có 4 dự án nhà ở cho công nhân lao động đã và đang tiến hành xây dựng (một phần đã đưa vào khai thác, sử dụng) với tổng công suất thiết kế khoảng 22.420 chỗ ở. Hiện, thành phố đã hoàn thành 8.388 chỗ ở và đã bố trí cho công nhân thuê được 8.082 chỗ.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện rà soát, chỉnh trang, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp đang hoạt động nhằm tăng mức độ thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và người lao động.

Theo kế hoạch, thành phố sẽ tiến hành triển khai các nội dung thực hiện chỉnh trang các khu công nghiệp, gồm: rà soát, triển khai xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp; cải tạo xây dựng hạ tầng đồng bộ trong khu công nghiệp; xây dựng các thiết chế văn hóa, nhà ở cho công nhân lao động…

Việc rà soát, chỉnh trang xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp được thực hiện hàng năm, phấn đấu đến năm 2030 các khu công nghiệp của thành phố được xây dựng đồng bộ, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Trước mắt, đến năm 2025, ít nhất xây dựng thêm được 1 đến 2 khu nhà ở công nhân cho các khu công nghiệp đang hoạt động.

Thành phố giao Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành và các quận, huyện có khu công nghiệp rà soát tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp và chỉ đạo các chủ đầu tư hạ tầng hoàn thiện các phần hạ tầng chưa xây dựng giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Đồng thời, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với các Sở, ngành rà soát về nhu cầu nhà ở công nhân, rà soát điều chỉnh quy hoạch để tạo quỹ đất cho nhà ở công nhân và các công trình thiết chế văn hóa phục vụ người lao động.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết theo Chương trình Phát triển Nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Thành phố phấn đấu đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 32 m2 sàn/người; tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án; tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đảm bảo tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu 5% và nhà ở cho thuê mua đạt tối thiểu 10% trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án.

Trên cơ sở Chương trình Phát triển Nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; chuẩn bị đầu tư 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2-3 khu.

Đáng chú ý, theo Đề án “Đầu tư Xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, Hà Nội được giao chỉ tiêu 56.200 căn, gồm 18.700 căn giai đoạn 2021-2025 và 37.500 căn giai đoạn 2026-2030.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 40 dự án đang triển khai, gồm 18 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025 với khoảng 0,869 triệu m2 sàn, 12.137 căn hộ; 22 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn sau 2025 với khoảng 1,689 triệu m2 sàn, 22.400 căn hộ.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội đang tổ chức triển khai lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) với tổng quy mô sử dụng đất khoảng 277ha.

Dự kiến, 5 dự án này sẽ bổ sung khoảng từ 2-2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu rất lớn của thành phố và góp phần hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội theo Đề án trên của Chính phủ.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Hải Dương: Bổ sung 142 dự án nhà ở vào

Minh Phương –  Thứ tư, 29/11/2023 14:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Xây dựng Hải Dương vừa có văn bản đề xuất xem xét đưa 142 dự án phát triển nhà ở thương mại vào Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024 và chuyển tiếp 10 dự án nhà ở xã hội năm 2023 sang năm 2024.

Sở Xây dựng Hải Dương vừa có văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xem xét đưa 142 dự án phát triển nhà ở thương mại vào Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024 và chuyển tiếp 10 dự án nhà ở xã hội năm 2023 sang năm 2024.

Cụ thể, có 11 dự án với diện tích đất ở là 32,71 ha trong Kế hoạch phát triển nhà ở thương mại giai đoạn 2023 – 2025 đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, có bố trí kế hoạch sử dụng đất và 131 dự án với tổng diện tích đất ở là 422,87 ha trong Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 chưa thực hiện các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đề nghị chuyển tiếp sang năm 2024.

Sở Xây dựng Hải Dương cũng đề nghị UBND tỉnh cho phép cập nhật diện tích quy hoạch, diện tích đất ở vào Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2023 – 2025 và Kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm cho phù hợp với quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

Ảnh minh họa: Internet.

Đối với 33 dự án do địa phương đề xuất đã có trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2023 – 2025 nhưng chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa bố trí kế hoạch sử dụng đất, Sở Xây dựng Hải Dương đề nghị UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các địa phương rà soát và báo cáo trong năm 2024 đối với các dự án đủ điều kiện.

Đối với các danh mục dự án do địa phương đề xuất chưa có trong kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2023 – 2025, Sở Xây dựng đề nghị được phối hợp các địa phương rà soát, đảm bảo phù hợp với hạn mức đất ở khi lập điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hải Dương, báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung vào Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2023 – 2025 và Kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm trong năm 2024 với các dự án đủ điều kiện.

Về dự án phát triển nhà ở xã hội, có 10 dự án với tổng diện tích đất ở 18,38 ha thuộc danh mục dự án trong Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 chưa thực hiện các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Hải Dương cho phép tiếp tục thực hiện các dự án này trong năm 2024.

Đồng thời, đề xuất bổ sung 8 dự án phát triển nhà ở xã hội với diện tích đất ở 6,59 ha vào Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn năm 2023-2025, thực hiện năm 2024 với điều kiện phải đảm bảo thực hiện được trong năm 2024.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Hà Nội bổ sung 3 dự án nhà ở xã

Tuệ Nhi –  Thứ tư, 29/11/2023 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt, cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021 – 2025 (đợt 2).

Đợt này, Hà Nội phê duyệt thêm 12 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Trong đó, 8 dự án đang triển khai dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021 – 2025, ba dự án dự kiến hoàn thành sau giai đoạn 2025 và một dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Ba dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được cập nhật, gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT4, CT5 thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Kim (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Dự án có tổng diện tích 2,03 ha, gồm 562 căn hộ. Hiện chủ đầu tư đang chuẩn bị đầu tư thi công xây dựng nhà cao tầng tại ô đất CT4, CT5, dự kiến hoàn thành năm 2024.

Cùng trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT6B, Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) có tổng mức đầu từ 1.293 tỷ đồng, trên diện tích 10,85 ha.  Dự án có tổng diện tích sàn 33.120 m2 với 552 căn hộ và đang thực hiện thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, dự kiến hoàn thành năm 2027.

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô CT7 và CT8 Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang 1 (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì).

Dự án có tổng mức đầu tư 1.394 tỷ đồng với 937 căn hộ. Hiện đang thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2027.

Tổng cộng, 3 dự án nhà ở xã hội trên sẽ cung ứng ra thị trường 2.051 căn hộ.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Trước đó, trong đợt 1, có 8 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được cập nhật, gồm: Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở xã hội cao tầng tại 393 Lĩnh Nam phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Bộ Công an tại xã Mai Lâm huyện Đông Anh; Khu nhà ở Minh Đức phần nhà ở xã hội tại ô đất CT tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh;  Khu nhà ở xã hội CT4 Đông Anh huyện Đông Anh; Khu nhà ở xã hội Đức Thượng tại thôn Phú Đa xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức; Khu nhà ở xã hội kết hợp bãi đỗ xe tại xã Cổ Bi huyện Gia Lâm; Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại khu chức năng đô thị Tây Tựu tại phường Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm.

Các dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 8.114 tỷ đồng; tổng diện tích hơn 27 ha; tổng diện tích sàn 485.120 m2, tương ứng 5.572 căn hộ chung cư/phòng ở. Thời gian hoàn thành dự kiến trong giai đoạn 2025 – 2029.

Hà Nội đặt mục tiêu phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở trong ba năm tới. Trong đó, nhà ở xã hội thêm khoảng 12.000 căn. 

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Hà Nam: Tìm chủ đầu tư cho hai dự án

Tuệ Lâm –  Thứ ba, 28/11/2023 16:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam vừa công bố danh mục 2 dự án khu dân cư nông thôn mới kết hợp dịch vụ thương mại.

Dự án Khu dân cư nông thôn mới kết hợp dịch vụ thương mại phía Bắc thôn An Đông, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng (KB-ĐT31.22) với tổng chi phí thực hiện 226,9 tỷ đồng.

Tiếp đó là Dự án Đầu tư xây dựng khu dân cư nông thôn mới kết hợp dịch vụ thương mại phía Tây Cụm công nghiệp Lê Hồ, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng (KB-ĐT32.22) với tổng chi phí thực hiện dự kiến 224,2 tỷ đồng.

Ảnh minh họa: Internet.

Nhà đầu tư quan tâm các dự án trên nộp hồ sơ đăng ký thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam trước 9h ngày 29/12/2023.

Trước đó vào giữa tháng 11, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cũng có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện 2 dự án khu dân cư có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.100 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 37ha gồm: Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư dọc tuyến đường nối 2 tuyến đường ĐT.499 với ĐT.491, tại thị trấn Vĩnh Trụ, xã Đức Lý, xã Công Lý, huyện Lý Nhân (LN-ĐT18.22). Dự án có diện tích 33,58ha; tổng mức đầu tư 798,748 tỷ đồng.

Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kết hợp xây dựng nhà ở xóm 7, xã Liêm Tuyền, TP. Phủ Lý (PL-ĐT15.22) với diện tích 4,12ha; tổng mức đầu tư dự kiến 360,57 tỷ đồng.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Chủ đầu tư chỉ được thu tiền cọc tối đa

An Nhiên –  Thứ ba, 28/11/2023 12:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ này thể hiện đúng bản chất của việc đặt cọc, đồng thời hạn chế rủi ro cho bên mua, thuê mua, thường là bên yếu thế.

Sáng 28/11, Quốc hội đã biểu quyết và thông qua dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Báo cáo giải trình trước đó, liên quan đến tiền đặt cọc, để bảo đảm thể hiện đúng bản chất của việc đặt cọc, đồng thời hạn chế rủi ro cho bên mua, thuê mua, thường là bên yếu thế, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng: Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này.

Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.

Theo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền cọc không quá 5% giá bán (Ảnh: Internet)

Luật cũng quy định, trường hợp nếu bên mua, bên thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì bên bán, bên cho thuê mua “không được thu quá 95% giá trị hợp đồng”.

Giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên mua, bên thuê mua. Quy định này nhằm bảo đảm sự ổn định của chính sách hiện hành; khách hàng được giữ lại một phần giá trị hợp đồng trong thời gian chờ được cấp giấy chứng nhận.

Liên quan đến điều kiện chuyển nhượng, một số ý kiến cho rằng, không nhất thiết khi chuyển nhượng dự án là bên chuyển nhượng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính mà có thể chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng tiếp tục hoàn thành.

Có ý kiến cho rằng, để chuyển nhượng dự án bất động sản là phải có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua quá trình nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Luật, để bảo đảm quy định chặt chẽ, ngăn ngừa tình trạng lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực chuyển nhượng dự án nhằm tìm kiếm lợi nhuận và nguyên tắc chỉ bán, chỉ chuyển nhượng những gì mà người bán, người chuyển nhượng đã có.

Trên cơ sở đó dự thảo quy định theo hướng chủ đầu tư chuyển nhượng phải “hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước của dự án, phần dự án chuyển nhượng”.

Mặt khác, quy định này cũng không hạn chế các quyền của các bên trong quan hệ dân sự nếu thực sự có nhu cầu chuyển nhượng, nhất là điều kiện về nguồn tài chính để hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất trước khi chuyển nhượng dự án.

Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, bảo đảm đồng bộ về chính sách với dự thảo Luật Nhà ở.

Nguồn bản tin