Category

Tin Tức Thị Trường

Tin Tức Thị Trường

Nghệ An đã chấp thuận nhà đầu tư thực hiện

Tuệ Lâm –  Thứ bảy, 22/06/2024 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Nghệ An vừa trao quyết định chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị Nghi Liên, thành phố Vinh cho Liên danh nhóm Công ty thành viên thuộc Eurowindow Holding.

Theo Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 20/6/2024, UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận Liên danh Công ty TNHH Thăng Long và CTCP Đầu tư du lịch Eurowindow Nha Trang là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Nghi Liên, với tổng vốn đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng.

Khu đô thị Nghi Liên có diện tích đất sử dụng gần 103.7ha, trong đó, nhà ở liền kề (569 lô), biệt thự (58 lô) tổng diện tích 18.7ha; nhà ở liền kề, biệt thự còn lại 3.1ha; nhà ở tái định cư hơn 1ha; nhà ở xã hội 7.1ha…

Mục tiêu của tỉnh Nghệ An là thông qua dự án này góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thiết lập môi trường sống mới, chất lượng, tiết kiệm năng lượng, theo tiêu chí phát triển bền vững khu vực cửa ngõ phía Bắc thành phố; kết nối hài hòa kiến trúc cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu chức năng lân cận.

Cả Thăng Long và Eurowindow Nha Trang đều là thành viên của CTCP Eurowindow Holding. Công ty TNHH Thăng Long được thành lập từ năm 1994, có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, do bà Nguyễn Thị Phương Lan làm Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật.

Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Eurowindow Nha Trang được thành lập năm 2008, có vốn điều lệ 1.350 tỷ đồng, do bà Trịnh Minh Huệ là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tỉnh Nghệ An đang xây dựng phương án sáp nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh. Cụ thể, thị xã Cửa Lò (thuộc diện sắp xếp) sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 29,12 km2 và 62.961 người dân, cùng 4 xã Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) có diện tích tự nhiên 32,14 km2, quy mô dân số 42.642 người vào thành phố Vinh.

Kết quả sau khi sắp xếp thành phố Vinh sẽ có diện tích tự nhiên 166,25 km2 (đạt 110,83%), quy mô dân số 509.713 người (đạt 339,81%), có 36 đơn vị hành chính cấp xã gồm 27 phường và 9 xã.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Thị trường hạ nhiệt, giá nhà chung cư vẫn cao

MTĐT –  Thứ bảy, 22/06/2024 18:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một số báo cáo, nghiên cứu về thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024, nhà chung cư dù đã hạ nhiệt về nhu cầu tìm kiếm nhưng vẫn là loại hình được quan tâm và có thanh khoản lớn. Đáng chú ý, mặt bằng giá nhà chung cư vẫn được duy trì ở mức cao.

Nguồn cung nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng mạnh trong nửa đầu năm 2024. Trong ảnh: Một góc Khu đô thị Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm). Ảnh: Nguyễn Quang

Mức giá trung bình đã tiệm cận 60 triệu đồng/m2

Theo Giám đốc cấp cao CBRE chi nhánh Hà Nội Nguyễn Hoài An, vài quý trở lại đây, thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận các hoạt động mở bán, đặt chỗ sôi động, tập trung chủ yếu ở những dự án trong khu đô thị lớn phía Tây và phía Đông Hà Nội, như Lumi Hanoi, Sola Park hay Masteri Waterfront. Với những dự án quy mô lớn, nguồn cung mới nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh và kỳ vọng đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Sự quan tâm dành cho các sản phẩm chung cư tại Hà Nội tiếp tục được duy trì, thể hiện ở tỷ lệ hấp thụ tích cực của các dự án mở bán thời gian gần đây. Một số dự án dù mới mở bán chính thức trong quý II-2024 song đã ghi nhận tỷ lệ bán 80-90%, như các tòa nhà mới của The Canopy, Masteri Waterfront… Trong khi đó, dự án Lumi Hanoi cũng đang bắt đầu bán hàng giai đoạn 2, sau khi chính thức mở bán giai đoạn 1 trong quý II-2024.

Trên thị trường sơ cấp, theo thống kê của CBRE đến thời điểm hiện tại, mức giá trung bình đã tiệm cận 60 triệu đồng/m2 và mức giá sơ cấp tại hai thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần ngang nhau. Tỷ trọng nguồn cung mới phân khúc cao cấp vẫn tiếp tục tăng, cùng với sự hiện diện mạnh mẽ hơn của các chủ đầu tư phía Nam khiến mặt bằng giá giữ ở mức cao.

Bên cạnh đó, quỹ căn hộ hoàn thiện và bàn giao trong 1-2 năm trở lại đây chỉ đạt khoảng 15-20.000 căn, chưa thực sự dồi dào nếu so với giai đoạn 2019-2020 khi quỹ căn hộ bàn giao lên tới 30-40.000 căn, trong khi nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng cũng góp phần thúc đẩy giá bán sơ cấp tiếp tục tăng cao hơn.

“Trong khi đó, ở thị trường thứ cấp, giá bán trong các tháng đầu năm 2024 đã trải qua một đợt tăng trưởng nóng, với mức tăng theo năm tính đến giữa năm 2024 đạt ngưỡng 20%. Trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp tại Hà Nội từ quý II-2024 đang trở nên dồi dào hơn, cùng với vị trí dự án tương đối tốt, có khả năng thu hút dòng tiền của nhà đầu tư, khiến mặt bằng giá tại thị trường thứ cấp đi vào chu kỳ ổn định hơn, hướng tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu ở thực trên thị trường”, bà Nguyễn Hoài An nhận định.

Các tòa nhà chung cư tại quận Thanh Xuân. Ảnh: Nguyễn Quang

Nguồn cung chưa cải thiện, giá khó giảm

Dữ liệu thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024 của Batdongsan.com.vn vừa “điểm mặt” tốp 10 dự án chung cư có mức độ tăng giá nhanh nhất Hà Nội.

Theo đó, giá rao bán trong tháng 5-2024 của các dự án, như SDU-143 Trần Phú, The Sparks, chung cư Đại Thanh, HPC Landmark 105, Khu đô thị mới Xa La, Royal City, A10-A14 Nam Trung Yên, The Pride, Khu đô thị Thanh Hà Mường Thanh và Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, có mức thấp nhất 28 triệu đồng/m2 và cao nhất tới 71 triệu đồng/m2. Trên 50% số chung cư này có giá bán hơn 40 triệu đồng/m2. So với cùng kỳ năm 2023, tốc độ tăng giá đạt từ 44% đến 68%. Tốp dự án chung cư tăng mạnh nhất tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có giá rao bán cao hơn từ 16% đến 20% so với tháng 5-2023.

Phó Tổng Giám đốc Batdongsan. com.vn Nguyễn Quốc Anh nhận định, điểm nổi bật nhất tại thị trường bất động sản Hà Nội thời gian qua là nhu cầu tìm kiếm căn hộ chung cư tăng mạnh. Hiện tại, nhu cầu này dù đã hạ nhiệt nhưng đây vẫn là loại hình được chú ý, có thanh khoản lớn và giá ở mức cao.

“Chờ đợi chung cư hạ giá rất khó vì nguồn cung chưa thể cải thiện nhanh chóng. Trong khi đó, nhu cầu ở thực rất cao, đặc biệt là những đô thị lớn, đang phát triển nhanh, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Người mua chung cư thời điểm này cần xác định rõ mục đích và khả năng tài chính. Với người mua ở thực thì không phải quá lo lắng nhưng với nhà đầu tư cần cẩn trọng”, ông Nguyễn Quốc Anh đưa ra khuyến cáo.

Cùng quan điểm trên, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) Nguyễn Văn Đính cho biết, sau khi đã lập mặt bằng giá mới, giá bán căn hộ chung cư khó giảm bởi chi phí đầu vào tiếp tục gia tăng, thị trường cũng chưa giải quyết được tình trạng lệch pha cung – cầu. Để điều chỉnh giảm giá căn hộ chung cư, cơ quan chức năng cần tháo gỡ nhanh vướng mắc về thủ tục, pháp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án để tăng nguồn cung cho thị trường. Nhà ở xã hội, nhà ở có giá thấp đáp ứng nhu cầu chỗ ở của đa số người dân chính là một trong những giải pháp hiệu quả để thị trường nhà ở tăng tính cạnh tranh, kéo giảm giá nhà chung cư.

Theo một số chuyên gia bất động sản, trong tương lai gần, khi các luật mới liên quan đến đất đai, nhà ở, hoạt động kinh doanh bất động sản có hiệu lực, nhiều dự án được tháo gỡ về thủ tục, pháp lý cũng sẽ giúp tăng nguồn cung trên thị trường. Khi đó, giá chung cư có thể sẽ không giảm sâu, nhưng đạt sự ổn định.

Tuy nhiên, để “dò đáy” hay “đỉnh” giá của chung cư trên thực tế không mấy dễ dàng, nên người mua và nhà đầu tư cần theo dõi sát thị trường để đưa ra quyết định hợp lý. Các yếu tố như uy tín chủ đầu tư, vị trí và tiện ích phục vụ cuộc sống hoặc bảo đảm thanh khoản, cho thuê hiệu quả… cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Khám phá Grand Bay Halong Clubhouse: “Điểm hẹn” mới của

PV –  Chủ nhật, 23/06/2024 15:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Grand Bay Halong Clubhouse quy mô 5.000m2 cùng khối tiện ích đặc quyền không chỉ phục vụ chủ nhân của cộng đồng cư dân ưu tú, mà còn trở thành điểm hẹn gặp gỡ và kết nối của cộng đồng tinh hoa đất mỏ.

Tại những khu đô thị hiện đại và sang trọng bậc nhất, Clubhouse là trung tâm tiện ích dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu thư giãn, vận động, giải trí và kết nối theo những chuẩn mực riêng, đồng thời cũng là nơi cộng đồng tinh hoa “ưu ái” chọn làm nơi gặp gỡ, chia sẻ phong cách sống đồng điệu và trải nghiệm cuộc sống đẳng cấp. Clubhouse cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điểm nhấn cảnh quan, gia tăng giá trị lâu bền cho không gian sống và trở thành niềm kiêu hãnh của cộng đồng chủ nhân.

Grand Bay Halong Clubhouse nằm trong khu dinh thự biệt lập Grand Bay Halong Villas Ảnh: BIM Land.

Điểm hẹn mới của giới tinh hoa bên Vịnh di sản

Tọa lạc tại bán đảo 3 Khu đô thị vịnh biển Halong Marina, Grand Bay Halong Villas đã đánh trúng nhu cầu tìm kiếm nơi “an cư như nghỉ dưỡng” của giới thượng lưu miền Bắc. Nơi đây đang ngày càng sôi động với sự hiện hữu của một cộng đồng thượng lưu danh giá, cùng với đó là trung tâm tiện ích đặc quyền Grand Bay Halong Clubhouse đã được chủ đầu tư đưa vào vận hành toàn diện phục vụ cư dân.

“Thấu hiểu nhu cầu an cư đích thực của giới thượng lưu, BIM Land đã đưa mô hình tiện ích Clubhouse sang trọng để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt tại Hạ Long, qua đó thiết lập nên chuẩn mực sống cao cấp mới dành riêng cho giới tinh hoa bên vịnh di sản”, đại diện chủ đầu tư cho hay.

Grand Bay Halong Clubhouse, dưới bàn tay tài hoa của đơn vị tư vấn nội thất Sir Halo, được chăm chút từng chi tiết kiến trúc bên ngoài cho đến nội thất boutique sang trọng bên trong. Nét cổ điển ẩn trong từng chiếc đèn chùm treo cao, hệ cửa vòm độc đáo, sofa êm ái tone màu xanh – cam … Cùng với đó là những tiểu cảnh xanh mát, không gian thư thái, sân vườn và khoảng thông tầng thoáng đãng.

Grand Bay Halong Clubhouse được tư vấn nội thất bởi Sir Halo. Ảnh: BIM Land

Giao thoa hài hòa giữa tiện nghi và sang trọng, Clubhouse tại đây đang dầ trở thành “điểm hẹn” mới được giới tinh hoa ưa thích, nơi thường xuyên tổ chức những sự kiện riêng tư cá nhân, cho đến những buổi tiệc thắt chặt mối quan hệ giao hữu, chia sẻ về phong cách sống như thưởng rượu, giao lưu golf, tiệc pool-party….

Kết nối tinh hoa bằng những trải nghiệm 5 sao

Grand Bay Halong Clubhouse được xây dựng bề thế hơn 5.000 m2, cao 2 tầng với khối tiện ích đa dạng. Các tiện ích được “may đo” vừa vặn với mọi thế hệ trong một gia đình, đáp ứng các nhu cầu tận hưởng cuộc sống ngay bên tư gia.

Bước vào cánh cửa lớn, chào đón cư dân là những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng mang đến những dịch vụ chu đáo nhất. Cũng sau cánh cửa này, lối sống nghỉ dưỡng bắt đầu từ tầng trệt với hệ tiện ích chăm sóc sức khỏe thiết yếu, và dần mở ra những trải nghiệm giải trí độc nhất khi bước lên tầng cao.

Các tiện ích được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu tận hưởng cuộc sống ngay bên tư gia. Ảnh: BIM Land

Ngay tầng trệt, Grand Bay Halong Clubhouse bố trí khu vực sân chơi ướt và khô cho trẻ em, lounge cà phê sang trọng, bể bơi bốn mùa có mái che xuyên sáng trong nhà…

Bể bơi còn được trang bị hệ thống lọc nước sạch chuẩn, đi kèm hệ thống phòng xông hơi sauna và bể sục jacuzzi thư giãn chỉ có ở các khu nghỉ dưỡng cao cấp, tủ cất đồ với khóa mật mã bảo vệ tài sản an toàn cho cư dân…

Bước lên tầng 2, cụm tiện ích tập trung vào chăm sóc thể chất cho cư dân với phòng tập gym hiện đại với tầm nhìn hướng ra công viên xanh, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại và thiết kế đa dạng chế độ tập luyện từ nhẹ nhàng đến tăng cường chuyên sâu; phòng golf 3D với công nghệ mô phỏng hiện đại (Golf Simulation) đến từ Hàn Quốc và Mỹ, đem đến độ chính xác và cảm giác bóng đến tuyệt đối, kết hợp với công nghệ 4K mang đến “cảm giác thật” cho mỗi cú vung gậy.

Cách đó một dãy hành lang là phòng họp đa chức năng với không gian làm việc yên tĩnh, chuyên nghiệp và sang trọng khi được trang bị đầy đủ wifi và hệ thống màn chiếu, âm thanh, ánh sáng cao cấp.

Bể bơi bốn mùa sang trọng tại Grand Bay Halong Clubhouse. Ảnh: BIM Land

Sở hữu không gian sống tiện ích với Clubhouse Villa

Chỉ cách Grand Bay Halong Clubhouse vài bước chân, bộ sưu tập 10 căn biệt thự Clubhouse Villa hiện đã được hoàn thiện, sẵn sàng bàn giao để các chủ nhân tận hưởng ngay cuộc sống tiện nghi với nhiều đặc quyền và trải nghiệm chất sống thịnh vượng bên kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Clubhouse Villa cũng được lấy cảm hứng kiến trúc từ phong cách miền Nam California, được tư vấn thiết kế bởi đơn vị tên tuổi với hơn 7 thập kỷ kinh nghiệm Wimberly Allison Tong & Goo (WATG) của Mỹ. Ngoại thất cũng được sơn màu xám và trắng thanh lịch, hài hòa với Clubhouse và không gian sống đậm chất resort.

Bộ sưu tập 10 căn biệt thự Clubhouse Villa nằm kế cận Clubhouse, đã hoàn thiện và sẵn sàng bàn giao. Ảnh: BIM Land

Với vị trị đắc địa kế cận Clubhouse, cùng với đó là sự hiện hữu ngày càng đông của cộng đồng thượng lưu tại đây đã khiến BST Clubhouse Villa ngày càng có sức hút đặc biệt đối với giới nhà giàu Hạ Long tìm kiếm một nơi an cư tiện nghi và xứng tầm.

Đặc biệt, giỏ hàng giới hạn 10 căn Clubhouse Villa này vừa được chủ đầu tư cho ra mắt đi kèm với bộ đặc quyền chủ nhân và nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn dành riêng.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Sống sang, thư thái như ở biệt thự với nhà

PV –  Thứ hai, 24/06/2024 09:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có mức giá “mềm” hơn biệt thự nhưng vẫn sở hữu không gian sống rộng rãi, lại có sân vườn liền nhà thoáng đãng, nhà vườn mini tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ocean City) đang trở thành hiện tượng thu hút nhiều sự quan tâm trên thị trường bất động sản.

Lựa chọn vừa sức để tận hưởng cảm giácsống sang,thư tháimỗi ngày

Chị Khánh Linh (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, vốn yêu thích những không gian sống rộng rãi, riêng tư, tiện nghi và gần gũi với thiên nhiên, nhưng tài chính ở mức vừa phải nên chị cùng chồng đã cất công tìm kiếm nhiều nơi. Theo chị Linh, trong bối cảnh đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, người Việt ngày càng đề cao sự hiện diện của thiên nhiên trong không gian sống để có thể tận hưởng khoảnh khắc sống chậm, nghỉ dưỡng ngay tại nhà.

Chúng tôi nhắm tới loại hình biệt thự nhưng tài chính lại vượt quá khả năng hiện tại. Cho đến khi được giới thiệu những căn nhà vườn mini tại phân khu Thời Đại, Vinhomes Ocean Park 3, niềm mơ ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực”, chị Linh chia sẻ.

Có nhiều lý do để nhà vườn mini nhanh chóng trở thành điểm “giải khát” cho mong muốn sống sang, thư thái như ở biệt thự của những khách hàng tài chính vừa phải như chị Linh. Một trong số đó là lợi thế về không gian rộng rãi và thiết kế tối ưu của loại hình này.

Nhà vườn mini là lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình yêu thích không gian mở, chan hòa với thiên nhiên nhưng tài chính vừa phải

Tại Vinhomes Ocean Park 3, nhà vườn mini có nhiều diện tích đáp ứng mọi nhu cầu, từ 78m2 đến 160m2. Mỗi căn nhà vườn mini được xây dựng với 5 tầng, vừa có không gian chung cho cả gia đình cùng sum vầy vừa dành không gian riêng tư cho các thế hệ thành viên.

Mang phong cách kiến trúc đa dạng từ Đông Dương đến hiện đại, nhà vườn mini được bố trí ở tất cả các phân khu của Vinhomes Ocean Park 3. Điểm chung của hai phong cách này là đều hướng tới sự tối giản trong thiết kế, màu sắc, đưa thiên nhiên vào trong từng căn nhà, tạo nên một tổng thể thống nhất cho toàn khu với những mảng xanh trải dài.

Thiết kế tối ưu của nhà vườn mini mang đến sự hài hòa giữa nhà phố và biệt thự. Với ba mặt thoáng, hai bên hiên và sau nhà của nhà vườn mini đều được bố trí những khoảng trống. Gia chủ có thể tận dụng các diện tích này làm thành các vườn tiểu cảnh với cây cối, hoa lá cùng gỗ, đá… tạo nên một không gian sân vườn xanh mát không thua kém gì các biệt thự.

Những mảng xanh bất tận tại Vinhomes Ocean Park 3mang đến cuộc sống thư thái, an lành cho cư dân

Sắc xanh của cây cỏ trải rộng hòa trong khuôn viên cùng thiên nhiên tuyệt mỹ bên ngoài tạo nên một bản hoà tấu êm đềm, xoa dịu mọi mệt mỏi trong cuộc sống. Từ trong nhà, phóng tầm mắt ra ngoài, gia chủ có thể thu trọn vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên và tận hưởng cảm giác thư thái ngay tại tổ ấm của mình.

Giá trị sống khác biệt từ chuỗi trải nghiệm đẳng cấp

Với thiết kế tối ưu và tinh tế, nhà vườn mini tại Vinhomes Ocean Park 3 là một không gian sống vừa đảm bảo yếu tố sinh thái, nghỉ dưỡng tại gia, vừa kế cận các tiện ích đẳng cấp, mang đến chuỗi trải nghiệm hấp dẫn cho chủ nhân.

Hệ thống 11 công viên boutique parks trải dài toàn khu giúp nối dài mảng xanh “từ nhà ra phố” giữa đô thị hiện đại. Đặc biệt, chỉ vài bước chân, chủ nhân có thể chạm đến sự sôi động của thế giới nước tại công viên nước VinWonders Water Park quy mô 12,3ha. Trong không gian được bao phủ bởi sắc xanh lục, cư dân có thể nhanh chóng hòa mình vào những mảng xanh dương bất tận, trải nghiệm những đường trượt nước mạo hiểm tại Vịnh trượt nước Aqua Bay hay thử thách bản thân tại hồ bơi phong cách Olympics.

Công viên nước VinWonders Water Park giúp nối dài trải nghiệm sống gần gũi thiên nhiên cho chủ nhân của nhà vườn mini

Chất sống sôi động tại Vinhomes Ocean Park 3 mà mỗi chủ nhân nhà vườn mini đều có thể ngay lập tức trải nghiệm là hoà mình vào không gian sự kiện sầm uất của quảng trường Marina Square. Bên bờ biển lãng mạn, cư dân có cơ hội tham gia đa dạng các lễ hội, sự kiện, giao lưu, gặp gỡ với những người cùng đẳng cấp.

Chưa hết, các gia chủ còn có đặc quyền khám phá và tận hưởng các tiện ích đã vận hành tại Ocean City, như biển hồ nước mặn Crystal Lagoons rộng 2,8 ha, VinWonders Wave Park quy mô hơn 18 ha, vũ trụ giải trí Grand World với The Venice và K-Town, hay Little Hong Kong vừa ra mắt…

Cư dân tại Vinhomes Ocean Park 3 cũng được thừa hưởng chuỗi tiện ích đẳng cấp từ giáo dục, y tế, mua sắm… trong hệ sinh thái của Vingroup, như Đại học tinh hoa VinUni, hệ thống trường học liên cấp Vinschool chất lượng cao, Brighton College, Trường quốc tế Hàn Quốc KGS, Bệnh viện an dưỡng 5 sao Vinmec Medical Resort hay tổ hợp Trung tâm thương mại – Nhà hát – Trung tâm hội nghị tiệc cưới lớn nhất Việt Nam sẽ sớm hiện diện trong tương lai.

Hiện nay, các khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và sở hữu các căn nhà vườn mini tại Vinhomes Ocean Park 3 nhờ chính sách bán hàng hấp dẫn từ chủ đầu tư như đòn bẩy lãi suất 0% lên đến 30 tháng; trả góp tới 15 năm với lãi suất cố định chỉ 6,5 – 8,5%/năm.

Sở hữu nhà vườn mini tại Vinhomes Ocean Park 3 là lựa chọn hoàn hảo, giúp gia chủ vừa tối ưu tài chính lại vừa tối đa trải nghiệm. Chuỗi sản phẩm độc đáo này hứa hẹn tạo dựng nên một cộng đồng thành đạt với những cư dân tinh hoa biết tận hưởng giá trị sống đích thực, hài hòa giữa thiên nhiên trong lành và sự nhộn nhịp của phố thị tại “thành phố đáng sống bậc nhất hành tinh”.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Giải cứu bất động sản: Một bài toán khó

MTĐT –  Thứ hai, 24/06/2024 17:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thị trường bất động sản đóng một vai trò trung tâm và thiết yếu trong nền kinh tế do có tính liên kết mật thiết với nhiều loại thị trường khác như thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động, vật liệu xây dựng.v.v..

Hiện nay, thị trường này ở Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực, tiềm ẩn những rủi ro cho hệ thống tài chính nhưng liệu có nên giải cứu nó?

Nguồn ảnh: Bloomberg

Bất động sản Việt Nam: bán hàng chậm nhưng phải trả nợ gấp

Không thể phủ nhận vai trò của thị trường bất động sản (BĐS) trong nền kinh tế khi nó là nơi tạo ra nhiều việc làm cho hơn 4,8 triệu lao động (chiếm 9,9% tỷ lệ lao động cả nước năm 2021), phát triển cơ sở hạ tầng từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. BĐS, bao gồm nhà ở, trung tâm thương mại, khu mua sắm, nhà hàng, ẩm thực … đang đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của một khu vực. Do đó, phát triển BĐS là động lực cho tăng trưởng kinh tế địa phương, thúc đẩy phát triển liên ngành như bán lẻ, du lịch, giáo dục, … Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp trung bình của ngành xây dựng và BĐS vào tổng GDP cả nước trong những năm gần đây chiếm khoảng 10%. Trong đó, ngành BĐS trực tiếp chiếm khoảng 3,5% (từ 2021), đóng góp trung bình khoảng 0,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP (Hình 1). Mặc dù tỷ trọng đóng góp từ kinh doanh BĐS đang có xu hướng giảm (từ 5,6% năm 2012 xuống còn 3,24% vào quý II năm 2023) nhưng vẫn có tác động quan trọng đến tăng trưởng GDP hằng năm.

Hình 1. Tỷ trọng đóng góp hoạt động kinh doanh BĐS trong GDP từ 2012 đến quý II.2023. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nhưng công chúng quan tâm tới sức khỏe của ngành bất động sản không phải chỉ bởi đóng góp của nó đối với nền kinh tế mà còn cả bởi mối quan hệ mật thiết của ngành này tới hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Mặc dù trong hơn 10 năm từ 2011 đến giữa 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm kiểm soát tín dụng và chất lượng tín dụng vào bất động sản, nhưng thị trường này vẫn đang chứa nhiều nghịch lí, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính.

Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm kiểm soát tín dụng và chất lượng tín dụng vào bất động sản, nhưng thị trường này vẫn đang chứa nhiều nghịch lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính.

Hiện nay, dư nợ tín dụng của bất động sản Việt Nam ngày càng tăng. Tưởng chừng đây là tín hiệu thể hiện sự “hồi sinh” của ngành này sau đại dịch COVID-19 (Hình 2) nhưng trên thực tế lại “lành ít dữ nhiều”. Lí do là bởi các doanh nghiệp bất động sản đang phải ngồi trên một số lượng lớn hàng tồn kho, đặt nhiều dấu hỏi cho khả năng thanh toán nợ của họ.

Theo thống kê của nhóm tác giả, tính đến 2023, có đến 68 doanh nghiệp kinh doanh BĐS niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX. Theo báo cáo tài chính của của các doanh nghiệp này, lượng hàng tồn kho vào cuối năm 2023 hơn 476 nghìn tỷ đồng, gấp hơn bốn lần so với năm 2014, trên thực tế số liệu này sẽ còn có thể cao hơn nếu cộng cả các doanh nghiệp OTC (chưa niêm yết). Tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản vẫn còn cao, xấp xỉ gần 25%, dù giảm so với thời điểm 2014 là 31%. Có đến 10/68 doanh nghiệp BĐS niêm yết có tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản lớn hơn 50% vào cuối 2023 (Hình 3).

Hình 2. Dư nợ cho vay bất động sản theo mục đích sử dụng giai đoạn 2011-2022. Nguồn: Báo cáo của NHNN.

Trên lý thuyết, chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho là BĐS xây dựng dở dang, đây được coi như một khoản “của để dành” thể hiện khả năng phát triển dự án và đem lại nguồn thu trong tương lai, một đặc thù của các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc. Tuy nhiên, hàng tồn kho của bất động sản Việt Nam thì lại là “cục máu đông” đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Lí do là bởi đây là kết quả của sự mất cân đối nguồn cung, vướng mắc pháp lý và khó tiếp cận vốn. Đại đa số các căn hộ để bán – chiếm 85% nằm ở phân khúc hạng B (trung cao cấp với giá trung bình là 50 triệu đồng/m2), vượt quá khả năng chi trả của người dân. Đó còn chưa kể một lượng lớn bất động sản vừa thiếu vốn và cũng vừa gặp vướng mắc pháp lý. Có nhiều công trình đã hoàn thiện gần 80-90% nhưng vẫn chưa vượt qua các khâu phê duyệt cuối cùng của các cấp chính quyền để đưa ra thị trường. Thành thử các doanh nghiệp địa ốc đang loay hoay trong một vòng luẩn quẩn: phải vay vốn với lãi suất cao và tăng giá bán căn hộ để đủ tiền cho các dự án chưa hoàn thiện nhưng càng tăng giá lại càng ít người mua và càng nhiều hàng tồn kho.

Nếu so sánh từ 2014, dữ liệu hàng tồn kho trong năm 2023 đạt đến mức cao “đỉnh điểm”, thậm chí còn cao hơn cả những ngày thị trường ảm đảm thời kì bùng phát dịch COVID-19 trước đây. Lượng hàng tồn kho đã nhiều, thời gian lưu kho lại còn lâu. Số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp BĐS niêm yết đang tăng lên ở mức đáng báo động từ 659 ngày năm 2018, sang năm 2022 là 1.562 ngày và 2023 là 1.283 ngày, tương đương hơn ba năm để các doanh nghiệp này có thể giải phóng được hàng tồn.

Khi nhìn vào top 10 các doanh nghiệp BĐS niêm yết có giá trị hàng tồn kho cao nhất năm 2023 (đây cũng là 10/68 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 10 nghìn tỷ đồng), dễ dàng nhận thấy hai cái tên nổi bật là Vingroup (VIC) và Novaland (NVL) khi giá trị hàng tồn kho của hai ông lớn này đạt lần lượt là 27% và 29% của toàn ngành (Hình 4). Đứng thứ ba là một doanh nghiệp cũng thuộc họ nhà Vin – Vinhomes (VHM) khi giá trị hàng tồn kho chiếm 12% giá trị tồn kho của toàn ngành. Đặc điểm chung của phần lớn giá trị hàng tồn kho các doanh nghiệp này đều là bất động sản để bán, đang xây dựng, gồm các khoản chi phí tiền sử dụng đất, tư vấn thiết kế, xây dựng và các chi phí khác trực tiếp liên quan đến phát triển các dự án.

Hình 3. Giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS niêm yết tại Việt Nam từ 2014-2023. Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho ghi nhận trên báo cáo tài chính các doanh nghiệp gồm cả BĐS để bán xây dựng dở dang và đã hoàn thành.

Tóm lại, làm thế nào để đảm bảo cân đối giữa đầu vào (dư nợ tín dụng BĐS) và đầu ra (giảm giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS) là một bài toán khó cần có lời giải hợp lý.

Áp lực đang chồng chất các doanh nghiệp bất động sản khi hàng tồn kho lớn nhưng khối lượng nợ cũng lớn. Khối lượng nợ này đang vượt trên nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp BĐS niêm yết, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp dao động từ 1,8 đến 2,6 lần, năm 2023 đạt 1,82 lần. Trong đó, nợ phải trả của các doanh nghiệp lớn như Vingroup (VIC), VRG (SIP), Novaland (NVL) đều khoảng 5 lần. Ngoài tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp BĐS còn sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Báo cáo Cập nhật thị trường TPDN của FiinPro cho thấy áp lực trả nợ trái phiếu trong năm 2024 của các doanh nghiệp BĐS là rất lớn với tổng số dư của loại hình tín dụng này đạt 382 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đến hạn (sau khi đã thực hiện giãn hoặc tái cơ cấu) là 135,9 nghìn tỷ đồng. Áp lực trả nợ này không chỉ đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản mà còn mang đến rủi ro cho cả nền kinh tế.

Hình 4. 10 doanh nghiệp BĐS niêm yết có giá trị hàng tồn kho cao nhất năm 2023. Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Cứu hay không cứu? – Nhìn từ lý thuyết

Rất khó lường trước việc ai là người hưởng lợi thực sự từ các gói giải cứu. Điều này phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh tín dụng dành cho ngành bất động sản ở thời điểm các gói này được tung ra. Trong một thị trường tín dụng cạnh tranh, tức là các nguồn tín dụng dành cho bất động sản tương đối dồi dào, sự xuất hiện thêm của các gói cứu trợ khiến các chủ nợ (ví dụ như các ngân hàng) cảm thấy được đảm bảo hơn và sẽ giảm lãi suất cho vay, từ đó, các công ty bất động sản sẽ được lợi từ việc vay với lãi suất thấp, dễ thu hút vốn hơn (dĩ nhiên là trong trường hợp họ vẫn còn đảm bảo khả năng chi trả). Người hưởng lợi chính trong trường hợp này, bên cạnh các công ty bất động sản, còn có những chủ nợ không được đảm bảo và không được bảo hiểm chi trả, chẳng hạn như những người mua trái phiếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thị trường tín dụng ít cạnh tranh, gói cứu trợ giống như “tia sáng cuối đường hầm”. Hiểu một cách nôm na, cơ hội được nhận cứu trợ trong tương lai của công ty bất động sản mang đến cho khách hàng, nhà đầu tư và nhiều bên liên quan trong thị trường niềm hy vọng vào giá trị của công ty và khiến giá cổ phiều của công ty đó sẽ tăng lên. Đối tượng được hưởng lợi chính trong trường hợp này không phải là toàn bộ công ty bất động sản mà chỉ là các cổ đông của nó mà thôi.

Các doanh nghiệp địa ốc đang loay hoay trong một vòng luẩn quẩn: phải vay vốn với lãi suất cao và tăng giá bán căn hộ để đủ tiền cho các dự án chưa hoàn thiện nhưng càng tăng giá lại càng ít người mua và càng nhiều hàng tồn kho.

Có nghiên cứu1 chỉ ra rằng, các gói cứu trợ phần lớn đều không có tác động rõ ràng, dù là trực tiếp hay gián tiếp tới nền kinh tế. Đó còn chưa kể, gói cứu trợ còn có thể mang đến những “gánh nặng” kinh tế và xã hội, bao gồm: chi phí của người nộp thuế; tạo ra tâm lý ỷ lại của thực thể nhận được hỗ trợ; tác động bất định của kỷ luật thị trường; phá vỡ tính cạnh tranh của thị trường; giảm hiệu quả của thực thể nhận được cứu trợ; việc lựa chọn thực thể giải cứu có thể dựa trên các yếu tố phi kinh tế hay mang tính liên kết chính trị.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản là một thị trường nhạy cảm, nó có thể trở thành một “ngòi nổ” làm sụp đổ cả hệ thống kinh tế, Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, bắt đầu ở thị trường cho vay thế chấp ‘dưới chuẩn’ ở Mỹ (khi ồ ạt người dân, kể cả những người không có tài sản, thậm chí không có thu nhập đều có thể vay tiền để mua nhà khiến giá nhà tăng lên chóng mặt), là một minh chứng rõ ràng về điều đó. Mặc dù thị trường nhà đất là một thành phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng nó cũng có thể là nguồn gốc dẫn đến sự tổn thương và khủng hoảng. Thật vậy, Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu của IMF (2019) cho thấy hơn 2/3 trong số gần 50 cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống trong những thập kỷ gần đây đều xảy ra cùng với xu hướng bùng nổ – sụp đổ của giá nhà.

Nhìn chung, về mặt lý thuyết, các cứu trợ tài chính vẫn có vai trò nhất định trong việc làm giảm rủi ro hệ thống. Bởi vậy, dù rất khó đoán định tác động cụ thể của các gói giải cứu, đây vẫn là một lựa chọn có thể giúp ngăn cản cuộc khủng hoảng bất động sản lan thành cuộc khủng hoảng tài chính với cái giá phải trả còn khó khăn và tốn kém hơn nữa. Bảng 1 cho thấy chi phí giải cứu đối với các cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt nguồn từ sự bùng nổ – sụp đổ của giá nhà. Trong khủng hoảng Đông Á 1997-1998, Indonesia là quốc gia có chi phí giải cứu khu vực ngân hàng cao nhất với tỷ lệ hơn 56% GDP. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, Mỹ và Anh có chi phí giải cứu khu vực ngân hàng lần lượt là 4,5% GDP và 8,8% GDP. Trong trường hợp của Ireland, các gói cứu trợ của chính phủ dành cho các ngân hàng khỏi sự sụp đổ của thị trường nhà ở có chi phí gần 38% GDP. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng nhà ở tại Trung Quốc, theo ước tính chi phí có thể lên tới 280 tỷ USD/năm trong 5 năm. Cùng với việc giải cứu khu vực ngân hàng thì nợ công của các quốc gia cũng gia tăng mạnh (Bảng 1).

% GDP Gia tăng nợ công (% GDP)
Khủng hoảng Đông Á 1997-1998 Thái Lan Indonesia Hàn Quốc Malaysia
43,8 42,1
56,8 67,6
31,2 9,9
16,4 0,2
Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: 2007-2009
Mỹ 4,5 21,9
Anh 8,8 27
Ireland 37,6 76,5

Bảng 1. Chi phí giải cứu khu vực ngân hàng. Nguồn: IMF (2020).

Hàm ý cho Việt Nam

Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản bắt đầu từ đầu quý IV năm 2022, và cũng có nhiều tranh luận liên quan đến việc giải cứu hay không giải cứu đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tính đến nay, các tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp bất động sản chỉ mới chủ yếu liên quan đến các vấn đề pháp lý. Các tháo gỡ khó khăn liên quan đến chính sách cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã tạo ra những lợi ích cho chủ sở hữu của các doanh nghiệp này, đặc biệt là các doanh nghiệp còn khả năng thanh toán. Điều này được thể hiện thông qua sự hồi phục giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp. Trong khi đó, chưa có một gói hỗ trợ tài chính trực tiếp nào được đưa ra cho các doanh nghiệp bất động sản. Trong thực tế các cơ quan quản lý đã đưa ra Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội như một chương trình hỗ trợ cho thị trường nhà ở hồi phục. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vẫn còn thấp, tính đến quý I năm 2024, cả nước chỉ giải ngân được 640 tỷ đồng từ chương trình này và hiện tại chưa đủ thông tin để đánh giá kết quả của chương trình tín dụng này.

Tính đến nay, các tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp bất động sản chỉ mới chủ yếu liên quan đến các vấn đề pháp lý.

Trong tương lai, nếu phải giải cứu bất động sản, Việt Nam phải lường trước một số nguy cơ sau:

– Công chúng có định kiến cho rằng gói cứu trợ có khả năng thất bại hoặc gặp khó khăn về tài chính, từ đó nhu cầu tín dụng từ các công ty bất động sản giảm và thị trường cũng giảm nguồn vốn cho các chủ thể này. Việc các công ty này giảm nhu cầu vay, gọi vốn sẽ làm giảm rủi ro của hệ thống tài chính nhưng lại tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

– Khi nhận thấy nhà nước có khả năng tung ra các gói giải cứu, doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng sẽ “bắt tay” chằng chịt với nhau để hưởng các lợi ích tài chính, trở thành một khối “quá kết nối để thất bại”. Điều này có nghĩa là nếu khối này sụp đổ sẽ gây ra hiệu ứng domino tới toàn bộ nền kinh tế. Việc kết nối này sẽ tăng rủi ro cho hệ thống trong khi tác động tích cực của nó đến nền kinh tế là không rõ ràng.

– Xác suất nhận được về các gói cứu trợ trong tương lai tăng lên có thể khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hành vi “bầy đàn” – chẳng hạn như thực hiện các dự án rủi ro cao – để tăng xác suất gặp các khó khăn về tài chính vào cùng thời điểm các doanh nghiệp khác đang gặp các khó khăn tài chính từ đó tăng cơ hội nhận được các gói cứu trợ trong tương lai. Kết quả là rủi ro hệ thống tăng lên, trong khi đó tác động đến nền kinh tế thực là không rõ ràng.

Trần Hùng Sơn- Hồ Hữu Tín,

Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG – TP.HCM.

1 Berger, A. N. (2018). The Benefits and Costs of the Tarp Bailouts: A Critical Assessment. Quarterly Journal of Finance, Vol 8(2).

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư cho dự án

Hoài Thu –  Thứ ba, 25/06/2024 08:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế vừa công bố danh mục dự án nhà ở xã hội tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng vốn đầu tư 1.430 tỷ đồng.

Theo đó, dự án được thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu. Dự án được thực hiện tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với mục tiêu đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội và đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập và người lao động. Đồng thời, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho đô thị Phong Điền trong tương lai.

Về quy mô, dự án có diện tích dự kiến sử dụng đất 26,17 ha. Công suất thiết kế khoảng 1.680 lô nhà ở xã hội liền kề thấp tầng. Về cơ cấu, dự án có diện tích đất nhà ở xã hội tối đa 117.600 m2. Diện tích xây dựng nhà ở xã hội tối đa 99.960 m2. Diện tích sàn xây dựng nhà ở tối đa 199.920 m2.

Sản phẩm dịch vụ cung cấp là nhà ở xã hội liền kề thấp tầng với số lượng 1.680 căn. Quy mô dân số khoảng 7.000 người. Dự án có tổng mức đầu tư 1.430,3 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 1.416 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 14,29 tỷ đồng.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau khi lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án (thông qua đấu thầu), nhà đầu tư được lựa chọn phải đảm bảo nguồn vốn để triển khai dự án, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư phải đảm bảo tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư dự án.

Về tiến độ thực hiện, dự án được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1, đầu tư hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của toàn dự án và các công trình nhà ở xã hội liền kề thấp tầng với số lượng dự kiến 1.088 căn tại vị trí Lô đất OXH 1 đến OXH 30 (theo ký hiệu trong bản đồ quy hoạch chi tiết phân lô được duyệt). Thời gian thực hiện 60 tháng, kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Giai đoạn 2, đầu tư hoàn thiện các công trình nhà ở xã hội liền kề thấp tầng với số lượng 592 căn, tại vị trí Lô đất OXH 31 đến OXH 45 (theo ký hiệu trong bản đồ quy hoạch chi tiết phân lô được duyệt). Thời gian thực hiện không quá 48 tháng, kể từ ngày cấp phép xây dựng cho giai đoạn 2.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Liên danh Behs

Tuệ An –  Thứ ba, 25/06/2024 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên danh Covestcons – BEHS sẽ thực hiện dự án Khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú gần 11.000 tỷ đồng tại Long An.

Theo thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, liên danh Công ty cổ phần BEHS – Công ty TNHH Covestcons là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú (xã Thanh Phú, huyện Bến Lức).

Theo quy hoạch, khu dân cư này có quy mô hơn 85 ha, tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng (gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 2.000 tỷ). Quy mô dân số khoảng 4.800 người.

Dự án gồm nhiều loại sản phẩm như đất ở biệt thự, liền kề, tái định cư. Trong đó diện tích đất ở liền kề khoảng 9,4 ha, chia thành gần 700 lô cao tối đa 5 tầng. Đất ở biệt thự khoảng 8,3 ha, gồm 318 căn cao tối đa 4 tầng. Dự án còn được quy hoạch trường học, trung tâm văn hóa, thể thao, sân chơi, bãi đỗ xe… trong khuôn viên.

Dự án triển khai trong 5 năm, thời gian hoàn thành dự kiến vào quý III hoặc quý IV/2029.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Công ty BEHS thành lập vào tháng 5/2020, trụ sở tại tỉnh Kiên Giang, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 1 tỷ đồng, sau đó tăng lên gần 500 tỷ vào tháng 12/2021.

Đơn vị còn lại trong liên danh là Covestcons – công ty con của Coteccons. Doanh nghiệp được thành lập từ năm 2017 với ngành nghề chính là môi giới và kinh doanh bất động sản. Công ty có vốn điều lệ ban đầu 26 tỷ đồng, do Coteccons sở hữu 100%.

Thời gian qua, Long An liên tục thu hút sự quan tâm của các ông lớn bất động sản. Gần đây, Vinhomes cũng đăng ký làm nhà đầu tư dự án khu đô thị mới Tân Mỹ, huyện Đức Hòa với tổng vốn khoảng 3 tỷ USD. Trước đó, doanh nghiệp này nhắm đến dự án khu đô thị mới Phước Vĩnh Tây, tổng vốn hơn 3 tỷ USD tại huyện Cần Giuộc. Khu đô thị này có quy mô sử dụng đất dự kiến gần 1.090 ha, dân số khoảng 90.000 người.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Khánh Hòa hoàn thành 98,9% chỉ tiêu phát triển nhà

Tuệ Lâm –  Thứ ba, 25/06/2024 14:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành 98,9% số căn hộ NƠXH theo Đề án của Chính phủ.

Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021 – 2030”, tỉnh Khánh Hòa đã được phân bổ hoàn thành 7.800 căn trong đó, giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, giai đoạn 2022 – 2025 có 3.400 căn, giai đoạn 2026 – 2030 có 4.400 căn.

Cụ thể, từ năm 2021 đến 2023, đã hoàn thành 7 dự án NƠXH và bàn giao 2.680 căn hộ cho khách hàng, bao gồm chung cư PH TP Nha Trang, chung cư XH1, XH2 Khu đô thị Phước Long 2, tổng quy mô 1.809 căn hộ.

Trong quý I/2024, chung cư NƠXH tại Khu đô thị mới Phước Long đã được đưa vào khai thác với tổng số 260 căn hộ. Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai một số dự án NƠXH như sau:

Các chung cư NƠXH SSH07, SSH08, SSH09, Khu đô thị mới Lê Hồng Phong, tổng quy mô 1.072 căn hộ; Dự án NƠXH Cam Ranh quy mô 223 căn; Dự án NƠXH Hưng Phú, quy mô 1.221 căn, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2025 – 2026; Dự án NƠXH Cam Ranh với 3.565 căn, dự kiến hoàn thành quý IV/2026; Dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh, quy mô 9.816 căn, dự kiến hoàn thành quý IV/2027; Khu nhà ở Vinpearl Phú Quý (Nha Trang), quy mô 602 căn, dự kiến hoàn thành quý II/2027.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Ngọc Minh, Khánh Hòa là một trong 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) cao nhất cả nước. Hiện nay, tỉnh này đã đáp ứng tốt các chỉ tiêu về NƠXH được giao.

Với việc hoàn thành 3.364/3.400 căn hộ NƠXH, đạt 98,9% so với chỉ tiêu theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021 – 2030″, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển NƠXH giai đoạn 2022-2025 của tỉnh Khánh Hòa có thể coi là đã hoàn thành. Điều này là động lực quan trọng để địa phương này tiếp tục nỗ lực phát triển các dự án NƠXH trong các giai đoạn tiếp theo.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp. Đồng thời, sẽ quan tâm đến việc bố trí quỹ đất để phát triển NƠXH và nhà ở cho công nhân. Đặc biệt, sẽ xác định rõ vị trí và ưu tiên sử dụng quỹ đất sạch do địa phương quản lý để thực hiện các dự án NƠXH với nguồn vốn từ ngân sách.

Ngoài ra, sẽ tăng cường hiệu quả và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; khuyến khích thực hiện thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu cho các dự án phát triển đô thị và nhà ở, đặc biệt là các dự án NƠXH.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Thái Nguyên: Mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự

Hoài Thu –  Thứ tư, 26/06/2024 08:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị Vạn Xuân 3 với tổng vốn đầu tư 1.059,2 tỷ đồng.

Theo đó, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Chiến Công, có địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự án này có tổng diện tích 260.846 m², với chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 319,4 tỷ đồng và chi phí đầu tư xây dựng là 739,8 tỷ đồng. Dự án sẽ được thực hiện tại phường Nam Tiến, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Dự kiến, Dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2027 và có thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu của Dự án là xây dựng một khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.

Nguồn bản tin

Tin Tức Thị Trường

Thanh Hóa kêu gọi đầu tư vào dự án khu

Minh Thư –  Thứ tư, 26/06/2024 09:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa vừa công bố danh mục Dự án Khu dân cư mới Thôn 5, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn với tổng mức đầu tư 84,6 tỷ đồng.

Dự án có tổng diện tích 29.100 m², với tổng chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư dự kiến là 5,7 tỷ đồng và tổng chi phí đầu tư xây dựng là 78,9 tỷ đồng.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự án sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện công trình hạ tầng xã hội (nhà văn hóa), xây thô và hoàn thiện mặt trước 31 công trình nhà ở liền kề. Thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự án là 3 năm.

Nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án cần nộp hồ sơ về Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa trước 9h ngày 30/7/2024.

Nguồn bản tin